TRUYỀN-THỐNG

 

 

 

I.
Lễ Giỗ Tổ
và Võ-Miếu

 

 

 

« Ẩm Hà Tư Nguyên »
( Uống Nước Sông - Nhớ Suối Nguồn )

 

Lễ Giỗ Tổ  

     Hàng năm Hệ-Phái Sa-long-Cương có truyền-thống cử-hành - vào ngày 11 tháng 11 Dương-Lịch - Lễ Giỗ Nhị Vị Sư Tổ là Bồ-Ðề Ðạt-Ma và Ðức Quan-Thánh, theo Truyền-Thống Tế-Lễ ở Võ-Miếu trong Văn-Hóa Việt-tộc.

      Về phần danh-tướng Trần-Hưng-Đạo (1213-1300), thì Ngài được đồng-bào Việt-Nam khắp nơi trên thế-giới tôn-vinh là vị Thánh-Tổ Hải-Lực của giang-sơn nước Việt.       

     Vua Quang-Trung Nguyễn-Huệ (1752-1792) của Nhà Tây-Sơn (1788-1802) thì, về thời những lúc sau năm 1975, được những Môn-Phái Võ-Thuật Cổ-Truyền Bình-Định tôn-vinh là Sư-Tổ Võ-Thuật Tây-Sơn. Nhưng trên thực-tế, Võ-Thuật Cổ-Truyền Bình-Định đã có từ lâu trước khi vua Quang-Trung Nguyễn-Huệ ra đời. 

Danh-Tướng Trần-Hưng-Đạo
(1213-1300)

Hoàng-Đế Quang-Trung Nguyễn-Huệ
(1752-1792)

 

Sự Thờ Cúng tại Võ-Miếu

     Câu hỏi được nêu ra là : tại sao là hai vị Bồ-Ðề Ðạt-Ma và Ðức Quan-Thánh lại được tôn vinh là Nhị Vị Sư-Tổ của Võ-Thuật Cổ-Truyền Việt-Nam ?

     Ðể trả lời câu hỏi này, chúng ta cần phải biết rằng trong văn-hóa Việt-tộc, mỗi ngành nghề nào cũng biết lai-lịch Sư-Tổ của mình ; nhưng ngành Võ-nghệ thì lại không được biết Sư-Tổ đã sáng-tạo ra là ai.  Mà kể cả các nước Trung-Hoa, Nhật-Bản, Ðại-Hàn... cũng đều không biết vị Sư-Tổ đã sáng-tạo ra ngành Võ-nghệ của họ là ai.

     Thật ra thủa xa xưa, trước thời Nhà LÝ, dân tộc Việt tôn-vinh Thần núi Tản-Viên (Sơn-Tinh), bữu-danh Nguyễn-Tuấn, Phò-Mã của Hùng-Duệ-Vương thời Nhà Hồng-Bàng (2879-258 trước Công-Nguyên) là Sư-Tổ môn Võ Vật, và tôn-vinh Lỗ-Ông, tức là ngài Cao-Lỗ, danh-tướng của An-Dương-Vương (258-208 trước Công-Nguyên), là Sư-Tổ nghề Cung Nỏ. 

     Về sau, thì có Hội Võ Liễu-Ðôi ở Hà-Nam-Ninh tôn-vinh ông Thánh họ Ðoàn là Sư-Tổ ngành Võ Vật.

     Còn các môn Võ khác của Việt-tộc thì không biết Sư-Tổ là ai để tôn vinh.

 

Võ-Sĩ Vật Liễu-Đôi quì trước bàn thờ Tổ Thánh Đoàn
(Đầu thế-kỷ 20)

Tỉ-thí Võ Vật
Liễu-Đôi
(2008)

Tỉ-thí Võ Vật Liễu-Đôi
(2008)



      Ðến thời Nhà LÝ (1010-1225), Tam Giáo (Lão - Phật - Nho) thịnh-hành, nhất là Phật-Giáo.  Do đấy, nhân lúc khai mở Quốc-Tử-Giám, năm Bính-Thìn 1076 để kén chọn nhân-tài cho hai ngành Văn và Võ, vua LÝ-Nhân-Tông đã cho vinh-tôn Ðức Khổng-Tử bên Nho-Giáo là Vị Thánh-Tổ của ngành Văn và cho vinh-tôn Bồ-Ðề Ðạt-Ma bên Phật-Giáo và Ðức Quan-Thánh Ðế-Quân (đệ-tử Ngài Phổ-Tịnh - Pŭ Jìng - 普 淨Tiên Ông) bên Lão-Giáo là Nhị Vị Sư-Tổ của ngành .

      Ðến thời Nhà Hậu-Lê (1533-1789), thì xây hai Võ-Miếu :

          - một Võ-Miếu riêng để thờ cúng Ðức Quan-Công ;
        - một Võ-Miếu để thờ cúng tại Chánh-Ðiện Ngài Võ-Thành-Vương Thái-Công Lữ-VọngÐức Trần-Hưng-Ðạo Ðại-Vương Quốc-Tuấn, cùng thờ tại hai bên Ðiện gọi là Tây-Vũ-Ðiện và Ðông-Vũ-Ðiện các Ngài Tôn-Võ-Tử (Sun Wu-Zi - 孫 武 子) và Ngài Quản-Tử (Guan Zi - 管 子) (Quản-Di-Ngô - Guan Yi-Wu - 管 夷 吾) cùng thờ 18 vị Võ-Thần (Chín vị mỗi bên Ðiện).

      Việc Tế Lễ ở Võ-Miếu được tổ-chức một năm 2 lần vào mùa Thu và mùa Xuân. Phẩm-vật cúng tế có những quy-định riêng. Tuy nhiên, về sau phẩm-vật có thay đổi tùy theo quy-định của từng Triều vua, nhưng chủ-yếu vẫn là "Tam-Sinh" (trâu, heo và dê) và "Hương-Hoa-Quả Phẩm".

  

Đức Quan-Thánh.
(162-220)

Đức Bồ-Đề Đạt-Ma
(470-543)

 

      Cho nên vì thế, truyền-thống Lễ Giỗ Nhị Vị Sư-Tỗ Bồ-Ðề Ðạt-Ma và Ðức Quan-Công trong Võ-Thuật Cổ-Truyền Việt-Nam được bảo-trì từ thủa xa xưa đó đến ngày nay theo truyền-thống Tế-Lễ ở Võ-Miếu và được lưu-truyền trong Hệ-Phái Bình-Định Sa-Long-Cương, mỗi năm vào ngày mồng 5 tháng 10 Âm-Lịch.

      Ngoài ra hàng năm :
      - Hệ-Phái Võ-Trận Bình-Định ở AN-Chánh còn cử-hành Lễ Giỗ Tổ Giòng Võ Khiển Tường ngày 18 tháng 04 Âm-Lịch và cử-hành Lễ Giỗ Thầy LÊ-Hải (chiến-danh Sáu Hà) ngày 22 tháng 07 Âm-Lịch ;
      - Hệ-Phái Bình-Định Sa-Long-Cương còn cử-hành hàng năm lễ Giỗ Kỵ Sư-Trưởng Trương-Thanh-Ðăng vào ngày mồng 2 tháng 08 Âm-Lịch (16 tháng 09 Dương-Lịch).

     Vì lẽ rằng Đức Bồ-Ðề Ðạt-Ma và Ðức Quan-Thánh không phải là những vị đã sáng-lập ra ngành Võ-Thuật Cổ-Truyền Việt-Nam, nên sự tôn-vinh từ thủa xa xưa này là thuộc về bình-diện tâm-linh và siêu-hình-học. Còn sự tôn-vinh các đấng anh-hùng dân-tộc là thuộc về bình-diện của lòng tri-ân và tinh-thần yêu nước.

 

VÕ-TRẬN ĐẠI-VIỆT
Bình-Định Sa-Long-Cương
FRANCE

 

 

 

 

Thư-Mục

 

- “Khâm-Ðịnh Việt-Sử Thông-Giám cương-Mục” của Quốc-Sử Quán (1856-1884), quyển Chính-Biên 35.
- “Võ-Miếu Huế và Những Tấm Bia Võ-Công Tiến-Sĩ” của Hải-Trung - Báo Văn-Nghệ Trẻ. 11-1998.
- “Lược-Truyện Thần-Tổ Các Ngành Nghề” của Vũ Ngọc Khánh.
- “Việt-Nam Phong-Tục” của Phan Kế Bính.
- “Kiến-Văn Tiểu-Lục” của Lê Quí Ðôn, 1779.
- “Việt-Ðiện U-Linh Tập” của Lý Tế Xuyên, đời Nhà Trần.
- “Sáu Cửa vào Ðộng Thiếu-Thất”, bản dịch của Trúc-Thiên, An-Tiêm ấn-hành.
- “Hội Chân-Biên” của Viện Khảo-Cổ Sàigòn ấn-hành.
- “Introduction à l’Asie” của Jean Herbert, Albin Michel ấn-hành.
- “Một Số Lễ Tục Tập Quán tại các Lò Võ Cổ Truyền”, Báo Bình-Định Online trên Internet, ngày 10 tháng 11-2006.

 

Copyright © 2004 - 2016 by ACFDV - All rights reserved.